Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Học Lái Xe Ôtô B1, B2, C , Xe Máy A1, A2 Theo Quy Định Mới của Bộ GTVT
( chi phí khám gấp 20 lần so với trước kia )
Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người học lái xe lần này đã mở rộng và tạo điều kiện cho nhiều đối tượng. Bộ Y tế và Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho người lái xe.
Khám sức khỏe người học lái xe theo quy định mới nhất tại Hà Nội |
Thông tư quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô (sau đây gọi tắt là khám sức khỏe cho người lái xe) và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe. Thông tư áp dụng đối với người lái xe, người sử dụng lao động lái xe ô tô, các cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe người học lái xe ô tô mới nhất |
Tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe cũng chia theo 3 nhóm:
- Thi bằng lái xe máy hạng A1 (xe máy 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3);
- Học lái xe ô tô số tự động hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn);
- Học lái xe ô tô hạng lái xe A2, A3, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE...
Theo tiêu chuẩn sức khỏe mới cho người lái xe đã bỏ quy định về cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực.
2. Các tiêu chuẩn mới về sức khỏe người lái xe được chia theo các chuyên khoa gồm tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, cơ - xương - khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác...
=========================
Thông tư quy định, những người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.Cụ thể:
- Với người học lái xe máy hạng A1 không được điều khiển xe khi bị một trong các các dị tật như: rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; thị lực nhìn xa hai mắt dưới 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính), còn một mắt, thị lực dưới 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); đang rối loạn tâm thần cấp; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)...
- Người học lái xe số tự động hạng B1 có một trong các dị tật sau cũng không được điều khiển xe: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý: thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Song thị (kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính). Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
- Với những người học lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE: Thông tư liên tịch quy định những người có một trong các dị tật sau không được điều khiển xe: Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính; thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt dưới 8/10 hoặc mắt kém dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); tật khúc xạ có số kính: trên + 5 diop hoặc trên - 8 diop; các bệnh chói sáng, quáng gà; cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay của 1 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên.
Theo ban hành của Bộ GTVT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét